Học sinh Nhật “nhẹ gánh” từ những chiếc cặp

27 - Oct - 2014  18:5
Tình trạng học sinh tiểu học phải oằn vai đeo cặp sách là rất phổ biến ở các trường bán trú Việt Nam, bởi riêng chiếc cặp không đã khá nặng, thêm vào đó là khoảng 10 cuốn sách vở mỗi ngày, và những cuốn sách tham khảo, đồ dùng học tập, vật dụng cá nhân của học sinh. Trong khi đó, những chiếc cặp của học sinh Nhật được thiết kế rất khoa học, phù hợp với sức vóc của trẻ nhỏ.

Palo chong gu lung nhat banNhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế mà còn được xem là quốc gia có hệ thống giáo dục lâu đời và khoa học nhất châu Á. Giáo dục Nhật Bản luôn có sự kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức hiện đại phương Tây cùng với những phương pháp giáo dục khoa học nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Song có lẽ đặc biệt nhất là chiếc cặp của học sinh nước này.

Nước Nhật đã thống nhất một quy chuẩn chung cho chiếc cặp dành cho học sinh tại tất cả các trường tiểu học. Do đó, toàn bộ học sinh tiểu học khi đến trường đồng phục từ quần áo tới cặp sách thể hiện tư tưởng không phân biệt hoàn cảnh giàu nghèo. đều dùng chiếc cặp giống hệt nhau.

Những chiếc cặp dành cho học sinh tiểu học cao khoảng 30cm, rộng 23cm và sâu 18 cm, khi trống nặng khoảng 1,2kg, có một lớp da hoặc vải mềm ở phần lưng giúp trẻ không đau khi đeo. Đa số cặp được làm bằng da cứng và khá bền, có nhiều ngăn nhỏ, một ngăn vuông to phù hợp với việc đựng sách và vật dụng nhỏ của học sinh tiểu học.
Theo truyền thống, năm học mới bắt đầu, cha mẹ thường mua tặng cho con mình một chiếc cặp sách như một món quà may mắn cầu chúc cho bé học thành tài. Các em sẽ sử dụng “thần hộ mệnh” trong suốt 6 năm tiểu học, do đó những đứa trẻ sau này lớn lên vẫn giữ lại chiếc cặp sách như bằng chứng cho sự trưởng thành của mình. Thông thường bé gái sẽ đeo cặp màu đỏ, cặp màu đen dành cho bé trai nhưng sau khi văn hóa phương Tây du nhập, các nhà sản xuất đã dần thay đổi màu sắc làm những chiếc cặp phong phú hơn.
Không chỉ có một chuẩn riêng cho chiếc cặp mà ngành giáo dục đất nước Mặt trời mọc cũng rất chú trọng tới việc giảm tải cho học trò. Những môn học đầu tiên ở bậc tiểu học của Nhật bản không phải là Văn, Toán là mà môn Giáo dục công dân, Thể chất và văn hóa truyền thống. Các em cũng không phải làm bài tập về nhà nên cũng chẳng phải mang nhiều sách vở đi về, một cách giảm nhẹ sự “khuân vác” cho học trò nhỏ. Ngoài ra, có một điều khác biệt nữa là từ lớp 1 đến lớp 3 các em không phải làm bài kiểm tra học kỳ người Nhật quan niệm rằng những năm đầu thì trẻ cần học làm người trước khi học làm thiên tài.
Qua đó cho thấy nền giáo dục Nhật Bản chăm chút từ tỉ mỉ từ những vấn đề nhỏ nhất cho học sinh, lo cho sức khỏe và tương lai của các em từ khi cắp sách tới trường. Đây cũng là điểm khác biệt với giáo dục Việt Nam. Từ rất nhiều năm nay, các bậc phụ huynh và ngay cả những người làm giáo dục nước nhà đều lo lắng và phàn nàn rằng chương trình giáo dục của Việt Nam quá nặng, học sinh bị quá tải và bị nhồi nhét quá nhiều. Bên cạnh đó là sự ra đời quá nhiều công cụ hỗ trợ giáo dục, sách tham khảo tạo nên một sự rối loạn trên “thị trường” ấn phẩm giáo dục. Học sinh tiểu học không chỉ mệt mỏi với 8 giờ học trên lớp mà về nhà cũng phải “văn ôn, võ luyện” với mớ bài tập được giao. Bởi vậy, ngày nào đám trẻ cũng phải mang trong cặp hơn 10 cuốn sách vở cho 6-7 môn học mỗi ngày, chưa kể những sách bổ sung, đồ dùng dụng cụ học tập và vật dụng cá nhân.
Sau trường hợp bé Bùi Thị Yến Anh, học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Thới Thạnh, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh bị gãy xương đòn vai do đeo cặp sách quá nặng thì các nhà sư phạm và bậc phụ huynh mới giật mình về thực tế này. Đã có cuộc khảo sát về cân nặng của chiếc cặp, kết quả cho thấy, học sinh tiểu học trung bình phải mang vác chiếc cặp nặng khoảng 5-6kg, trong khi các em phần lớn chỉ nặng hơn 20kg, cá biệt có học sinh còn chưa đến 17kg. Trong khi đó, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, việc mang cặp nặng thường xuyên sẽ dẫn đến nguy cơ bị đau lưng và mắc các bệnh về cột sống, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Và dù bất cập này đã diễn ra quá lâu song đến nay chiếc cặp học sinh vẫn chưa có được một tiêu chuẩn được thống nhất cả về thiết kế, chất liệu lẫn trọng lượng. Và hằng ngày đám trò nhỏ vẫn phải oằn lưng gánh trên mình khối “kiến thức” bị áp lên vai.
7400 lượt xem
Tin mới đưa :

Tổng lượt truy cập: 12,947,792
Số người Online : 173
Thành viên online: 0
Top